Đạp nhầm chân Ga chân Phanh có thể gây chết người

Đạp nhầm chân Ga chân Phanh rất nguy hiểm như các vụ gần đây, rất nhiều vụ tai nạn thương tâm xảy ra. Rất nhiều báo đài giật tít kiểu xe điên này xe điên nọ vừa gây chết người làm dấy lên trong dư luận nỗi hoang mang tột độ.

Nguyên nhân thì rất nhiều: Do lái say xỉn, thiếu kinh nghiệm, không tập trung. Và phần nhiều người ta nhận ra rằng, những vụ tai nạn xảy ra gần đây đều có chung 1 lý do: Đạp nhầm chân ga với phanh trong quá trình điều khiển xe số tự động.

Anh Chính, người vừa thoát chết trong vụ tai nạn xe Ford mới đây chia sẻ: Đến giờ nghĩ lại vẫn còn lạnh sống lưng. Tôi nhìn thấy chướng ngại vật ngay trước mắt nhưng trong lúc bối rối,  tôi đạp nhầm chân ga thay vì chân phanh. Lý do là tôi thường dùng chân phải giữ bàn đạp ga, chân trái đạp phanh nên lúc luống cuống tôi không kiểm soát được”

Hay chị Lệ Thủy, chủ nhân chiếc camry thời thượng tâm sự” tôi có thói quen dùng cả 2 chân điều chỉnh chân ga và phanh.  Chồng tôi nhắc nhở  chỉ sử dụng chân phải để đạp bàn phanh và ga nhưng tôi thường không mấy để ý vì cho đó là sai lầm. Có lần suýt đâm phải container phía trước chỉ vì lúc khẩn cấp không phân biệt được đâu là bên phanh, đâu là bên ga, lúc này mới biết chồng nói đúng”.

Như vậy có thể thấy rõ ràng  thiếu kỹ năng sử dụng chân để điều khiển bàn đạp phanh và ga là nguyên nhân tới những tai nạn đáng tiếc như vụ xe Ford gây tai nạn 8 người chết tại thị trấn Ea Drăng, huyện Ea H’Leo, tỉnh Đắk Lắk hay vụ xe điên Camry đâm liên hoàn 3 người chết tại Hà Nội…

học lái xe ô tô uy tín tại hà nội

Vậy đâu là thế để chân đúng đắn cho khi điều khiển xe số tự động?

Trong bộ 600 câu hỏi lý thuyết thi lái xe, câu trả lời đã có sẵn. Theo đó, khi điều khiển xe số tự động, người lái xe không sử dụng chân trái, chân phải điều khiển bàn đạp phanh và bàn đạp ga.

Nếu để sai tư thế này, rất nhiều rủi ro có thể xảy ra. Lúc này, chân trái lở vị trí tréo ngoe, tư thế ngồi không chắc chắn dẫn đến lúc cần phanh gấp, lực đạp sẽ không đủ. Chân phải thường xuyên ở vị trí chân ga, dẫn đến tình trạng khi phanh, chân ga không nhả kịp, xe vẫn lao tới mặc dù người lái đã đạp phanh. Và trong nhiều tình huống nguy hiểm, lái xe dễ mất bình tĩnh đạp thêm chân ga, chiếc xe sẽ ngoài tầm kiểm soát.

Làm thế nào để không lẫn lộn phanh ga?

Thực tế, xe số tự động là dòng ô tô nhiều đặc điểm ưu việt. Nhằm giảm bớt các thao tác cũng như sức lực của người lái, các Nhà sản xuất đã ứng dụng kỹ thuật cao kết hợp các bộ phận như côn, ga, số, lại với nhau. Tuy nhiên, nhược điểm của kỹ thuật này chính là dễ gây nhầm lẫn giữa chân ga với phanh dẫn đến những tai nạn đáng tiếc.

Để khắc phục tình trạng này, bộ gtvt đã ban hàng văn bản số 46/2012/TT-BGTVT quy định rằng các trung tâm đào tạo lái xe phải bố trí xe số tự động phục vụ việc học và thi cho các học viên. Cũng theo nội dung văn bản này, mỗi học viên phải học lái xe số tự động với thời gian tối thiểu 10 giờ/khóa.

Thế nhưng, có vẻ con số này vẫn còn khá ít ỏi và khó lòng đảm bảo rằng người lái xe sẽ thuần thục sau tốt nghiệp. Do đó, bản thân những học viên tham gia học lái xe phải chủ động lịch học của mình, đồng thời, các trung tâm dạy lái xe cần chủ động gia tăng các tiết thực hành vì một xã hội an toàn không tai nạn.

Nhằm giúp đỡ học viên cũng như những người mới có bằng thêm vững tay lái hơn khi tham gia giao thông, đặc biệt là ở các thành phố lớn lượng dân cư đông đúc. Trung tâm chúng tôi đang có ưu đãi cho học viên khi đăng ký bổ túc tay lái số sàn và số tự động theo nhóm ngoài giờ hành chính.

Nếu như có bất cứ thắc mắc nào khác liên quan đến hồ sơ hay các thông tin khác về khóa học, chi phí, quy trình đào tạo lái xe 4 bánh, bạn hãy liên hệ ngay vào đường dây nóng hoặc SMS của Trung tâm đào tạo lái xe chuyên nghiệp Trung tâm dạy nghề lái xe VOV Hà Nội của chúng tôi.

Để biết thêm thông tin chi tiết cũng như được nhân viên, giáo viên của trung tâm tư vấn, xin vui lòng liên hệ: Trung tâm đào tạo bằng lái xe VOV Hà Nội

You may also like...

0978348557